Quan điểm, cách tiếp cận chung:
+ Các tình huống cần giải quyết, xử lý nêu trên không được quy định cụ thể trong Nghị định 44/2023/NĐ-CP và các văn bản pháp quy, do đó 1 vấn đề có thể có nhiều góc nhìn, cách tiếp cận, cách hiểu khác nhau, ở đây chúng tôi sẽ dựa trên góc nhìn của cá nhân, phân tích logic vấn đề để có căn cứ, cơ sở ở mức độ nhất định đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu đảm bảo an toàn, thuận lợi, linh hoạt, đơn giản nhất về mặt thủ tục, hạn chế tối đa các rủi ro phức tạp phát sinh mà không lường trước được dẫn đến mất nhiều thời gian, công sức trong triển khai thủ tục, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai nói chung…
+ Trong bài này là quan điểm và phương án xử lý của cá nhân, do đó mang tính chia sẻ để tham khảo, việc đưa ra quyết định phương án như thế nào phù hợp nhất với dự án/gói thầu tại từng đơn vị là do các bạn,…
Phương án xử lý tình huống:
+ Nếu đóng, mở thầu trước ngày 28/7/2023 thì nhà thầu sẽ chào thuế VAT 10% (theo quy định tại Chỉ dẫn nhà thầu trong E-HSMT ban hành theo TT08: “Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu”, tức là áp mức thuế VAT ở thời điểm tháng 6/2023 nên thuế VAT vẫn ở mức 10% theo quy định) -> khi đó các hồ sơ cần đồng bộ, nhất quán về mức VAT nên dự toán giữ nguyên mức VAT 10% không điều chỉnh (cũng do đã được duyệt trước 01/7/2023), tương ứng giá gói thầu cũng nển để VAT 10% để thuận lợi, phù hợp khi đánh giá so sánh giữa giá chào thầu và giá gói thầu ở cùng mặt bằng thuế VAT.
+ Nếu đóng, mở thầu từ ngày 28/7/2023 trở đi thì nhà thầu sẽ chào thuế VAT 8% (theo quy định tại Chỉ dẫn nhà thầu trong E-HSMT ban hành theo TT08: “Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu”, tức là áp mức thuế VAT tại thời điểm từ tháng 7/2023 được điều chỉnh giảm còn 8%), khi đó để thuận tiện trong đánh giá, so sánh giá chào và giá gói thầu thì cần phải cùng mặt bằng mức VAT như nhau (tức là giá gói thầu VAT 8%). Dự toán có thể vẫn giữ nguyên không điều chỉnh coi như dự toán đã dự trù VAT ở mức tối đa 10% (có thể tính đến phương án tiến độ hoàn thành nghiệm thu sau 31/12/2023) sẽ thuận lợi, linh hoạt, đơn giản hóa thủ tục trong triển khai sau này khi tiến độ chưa chắc chắn được có hoàn thành trong năm 2023 hay không hoặc trong quá trình triển khai tiên lượng hoàn thoàn có thể phát sinh dẫn đến hoàn thành trong năm 2024 (khi mà Nghị định 44/2023/NĐ-CP hết hiệu lực, thuế VAT quay về 10%)…
Trong quá trình triển khai thực hiện hợp đồng sau này, thực tế thuế VAT bao nhiêu % sẽ được xác định ở thời điểm nghiệm thu, xuất hóa đơn thanh toán và nếu cần thiết sẽ được điều chỉnh trong hợp đồng phù hợp tại từng thời điểm dựa trên nội dung thỏa thuận, thống nhất về thuế trong Hợp đồng là: Được phép áp dụng điều chỉnh thuế, cụ thể “Trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp tại thời điểm thanh toán nếu chính sách về thuế có sự thay đổi (tăng hoặc giảm) và trong hợp đồng có quy định được điều chỉnh thuế, đồng thời nhà thầu xuất trình được các tài liệu xác định rõ số thuế phát sinh thì khoản chênh lệch của chính sách về thuế sẽ được điều chỉnh theo quy định trong hợp đồng”.
(Trên đây là 1 phương án dưới góc nhìn cá nhân, nếu có phương án hay hơn, thuyết phục hơn, các bạn có thể phân tích, trình bày ở phần bình luận/comment phía dưới, để cùng chia sẻ, trao đổi, thảo luận, học hỏi lẫn nhau,… hướng đến 1 phương án tối ưu nhất có thể !).
Tham khảo thêm các bài viết liên quan khác dưới đây:
Lời khuyên hữu ích khác:
– Nhấn “like” và tham gia “theo dõi” fanpage theo đường link sau trên facebook để được thông báo cập nhật ngay lập tức các bài viết chia sẻ mới nhất: https://www.facebook.com/profile.php?id=100090478479853
– Nhấn tham gia nhóm “Đấu thầu mua sắm” trên facebook theo đường link sau để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc, trao đổi, thảo luận các vấn đề mong muốn một cách kịp thời nhất: https://www.facebook.com/groups/559578899463767
Dauthaumuasam.vn