05 phương pháp xây dựng dự toán đối với phần mềm nội bộ (hay còn gọi là phần mềm may đo)

Trước hết cần biết được có những loại phần mềm công nghệ thông tin (CNTT) nào ? khái niệm và sự khác nhau giữa các loại phần mềm CNTT là gì ?

Theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nước thì phần mềm được chia làm 2 loại là phần mềm thương mại và phần mềm nội bộ.

Tại khoản 13, 14, điều 3, Nghị định số 73/2019/NĐ-CP quy định:

“Phần mềm nội bộ là phần mềm được xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng theo các yêu cầu riêng của tổ chức hoặc người sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù của tổ chức hoặc người sử dụng đó”.

“Phần mềm thương mại là phần mềm sẵn có; đã được công khai về giá, mô tả chức năng, tính năng kỹ thuật, công nghệ trên cổng/trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân hoặc thông qua phương tiện khác được nhiều người tiếp cận”.

Phần mềm nội bộ (hay còn gọi là phần mềm may đo) được lập/xây dựng dự toán như thế nào ?

– Theo quy định tại điểm a, khoản 4, điều 19; và điểm b, khoản 2, điều 28, Nghị định số 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nước: “Chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ được xác định theo phương pháp so sánh hoặc phương pháp chuyên gia hoặc phương pháp tính chi phí hoặc theo báo giá thị trường hoặc kết hợp các phương pháp”.

– Theo quy định tại điểm d, khoản 1, điều 5, Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nuớc, quy định về cơ sở lập dự toán chi tiết: “Thông báo giá, báo giá hoặc các căn cứ, phương pháp khác để xác định dự toán chi phí”.

– Theo quy định tại Phụ lục 02, Thông tư số 04/2020/TT-BTTTT ngày ngày 24/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về lập và quản lý chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin: Chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ được xác định theo một trong các phương pháp sau:

(i) Phương pháp tính chi phí:

Chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ được xác định theo công thức sau:

TT Khoản mục chi phí Cách tính Ký hiệu
1 Chi phí trực tiếp xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ G G
2 Chi phí chung G x 65% C
3 Thu nhập chịu thuế tính trước (G+C) x 6% TL
4 Chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ G + C + TL GPM
TỔNG CỘNG GPM

Trong đó, chi phí trực tiếp xây dựng, phát triển, nâng cấp mở rộng phần mềm nội bộ được xác định theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

(ii) Phương pháp lấy báo giá thị trường:

Trong trường hợp xác định bằng phương pháp lấy báo giá: việc xác định chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ căn cứ trên báo giá của ít nhất 03 đơn vị cung cấp khác nhau. Chủ đầu tư xác định và yêu cầu tối thiểu 03 tổ chức, cá nhân nghiên cứu, xây dựng báo giá trên cơ sở nội dung các mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng theo quy định tại Điều 27 Nghị định 73/2019/NĐ-CP và gửi cho chủ đầu tư vào cùng một thời điểm do chủ đầu tư quy định.

(iii) Phương pháp chuyên gia:

Trên cơ sở tính chất nghiệp vụ đặc thù của phần mềm, phạm vi, quy mô triển khai và độ phức tạp về kỹ thuật, công nghệ, chủ đầu tư đề xuất thành lập tổ chuyên gia có kinh nghiệm, năng lực phù hợp để xác định chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ.

(iv) Phương pháp so sánh:

Trường hợp xét thấy có phần mềm đã hoặc đang triển khai có tính chất tương tự về phạm vi, quy mô và có sự tương đồng về quy trình nghiệp vụ (các bước thực hiện, các tác nhân, độ phức tạp về kỹ thuật công nghệ, môi trường) thì xem xét làm cơ sở xác định chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ.

(v) Phương pháp kết hợp các phương pháp trên:

Tuỳ theo điều kiện, yêu cầu cụ thể của dự án và nguồn số liệu có được có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ.

Nhận xét: Như vậy, có 5 phương pháp xây dựng, lập dự toán chi phí đối với phần mềm nội bộ gồm: phương pháp so sánh hoặc phương pháp chuyên gia hoặc phương pháp tính chi phí hoặc theo báo giá thị trường hoặc kết hợp các phương pháp. Trong đó phương pháp báo giá thị trường thường được nhiều người áp dụng do đây là phương pháp quen thuộc hơn cả, đơn giản, dễ thực hiện, tuy nhiên nếu chọn áp dụng phương pháp báo giá thị trường này thì cần đặc biệt lưu ý việc mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của phần mềm nội bộ phải bảo đảm đủ điều kiện để xác định chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ theo quy định tại điều 18, 27, Nghị định số 73/2019/NĐ-CP.

Xem thêm các bài viết liên quan khác dưới đây:

– Quy trình thủ tục mua sắm phần mềm nội bộ sử dụng vốn nhà nước ?

– Mua sắm phần mềm thuộc gói thầu mua sắm hàng hóa hay dịch vụ tư vấn ?

Lời khuyên hữu ích khác:

– Nhấn “like” và tham gia “theo dõi” fanpage theo đường link sau trên facebook để được thông báo cập nhật ngay lập tức các bài viết chia sẻ mới nhất: https://www.facebook.com/profile.php?id=100090478479853

– Nhấn tham gia nhóm “Đấu thầu mua sắm” trên facebook theo đường link sau để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc, trao đổi, thảo luận các vấn đề mong muốn một cách kịp thời nhất: https://www.facebook.com/groups/559578899463767

Tác giả: Dauthaumuasam.vn

2 thoughts on “05 phương pháp xây dựng dự toán đối với phần mềm nội bộ (hay còn gọi là phần mềm may đo)

  1. Pingback: Mua sắm phần mềm thuộc gói thầu mua sắm hàng hóa hay dịch vụ tư vấn ? - Dauthaumuasam.vn

  2. Pingback: Quy trình thủ tục mua sắm phần mềm nội bộ sử dụng vốn nhà nước ? - Dauthaumuasam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!