Dự toán dự án duyệt năm 2022 với mức thuế VAT là 8% theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, tuy nhiên thời điểm đấu thầu là 2023 lúc này thuế VAT quy định là 10%, vậy xử lý như thế nào trong trường hợp này ?

Trường hợp dự án được phê duyệt dự toán năm 2022 khi đó thuế VAT áp dụng là 8% theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, tuy nhiên thời điểm đấu thầu là 2023 lúc này thuế áp dụng 10%, câu hỏi được nhiều người quan tâm thắc mắc là xử lý như thế nào trong trường hợp này ? mỗi người sẽ có một cách tiếp cận, một quan điểm cách xử lý khác nhau, chúng tôi xin chia sẻ quan điểm cách xử lý dưới góc nhìn của chúng tôi căn cứ trên các quy định hiện hành như sau:

– Thời điểm năm 2022, nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế 2%, tức áp dụng thuế VAT là 8% thay vì 10%. Nên ở thời điểm 2022 việc phê duyệt dự toán theo thuế 8% là phù hợp quy định. Báo giá hàng hóa, dịch vụ là căn cứ để duyệt dự toán, tuy nhiên nếu Chủ đầu tư có phân khai cụ thể tiến độ thực hiện dự án trong thuyết minh Báo cáo KT-KT (thiết kế 01 bước) hoặc thiết kế thi công – tổng dự toán (thiết kế 02 bước), dựa vào tiến độ này nếu đã xác định rõ được việc đấu thầu buộc phải thực hiện trong năm 2023, thì Chủ đầu tư hoàn toàn có thể kết hợp với thời gian hiệu lực của Nghị định 15/2022/NĐ-CP (chỉ có hiệu lực áp dụng chính sách thuế trong 2022) mà thuyết minh rõ trong dự toán để từ đó xác định luôn thuế VAT đối với hàng hóa, dịch vụ là 10% để không phải năn tăn đến việc điều chỉnh sau này. Trường hợp đã duyệt dự toán theo VAT 8% rồi thì có thể xử lý theo cách/quan điểm dưới đây.

– Trước hết cần thấy rằng thuế VAT là một phần cấu thành lên giá hàng hóa, dịch vụ, như vậy khi thuế tăng từ 8% lên 10% có nghĩa là giá hàng hóa đã tăng, tức có yếu tố trượt giá trong trường hợp này.

– Theo quy định, chi phí dự phòng sử dụng trong trường hợp có yếu tố trượt giá; phát sinh khối lượng.

– Theo quy định tại Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT, giá gói thầu có thể có chi phí dự phòng hoặc không có (bằng 0) do Chủ đầu tư xác định tùy thuộc vào tính chất của từng gói thầu cụ thể và quyết định theo quy định. Trường hợp giá gói thầu đã có chi phí dự phòng mà Chủ đầu tư thấy đã đảm bảo để triển khai thực hiện thì cơ bản vẫn có thể dựa vào đó triển khai đấu thầu bình thường, khi đó nhà thầu có thể chào mức thuế 10%, miễn sao giá chào thấp hơn giá gói thầu được duyệt là đáp ứng quy định.

– Trường hợp giá gói thầu không có chi phí dự phòng hoặc đã có nhưng Chủ đầu tư nhận thấy không đảm bảo đủ/khả thi để triển khai thực hiện thì Chủ đầu tư cần phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh, cập nhật lại giá gói thầu tính đủ chi phí dự phòng vào trước khi tổ chức đấu thầu (giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu theo quy định tại Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT).

Nếu chi phí dự phòng không còn đủ để bù trừ cho 2% thuế VAT tăng thêm thì khi đó cần phải xem xét điều chỉnh dự toán dự án (nếu điều chỉnh dự toán làm vượt tổng mức đầu tư còn phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, thậm chí chủ trương đầu tư và kế hoạch đầu tư trung hạn đã được duyệt,…).

Lời khuyên hữu ích khác:

– Nhấn “like” và tham gia “theo dõi” fanpage theo đường link sau trên facebook để được thông báo cập nhật ngay lập tức các bài viết chia sẻ mới nhất: https://www.facebook.com/profile.php?id=100090478479853

– Nhấn tham gia nhóm “Đấu thầu mua sắm” trên facebook theo đường link sau để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc, trao đổi, thảo luận các vấn đề mong muốn một cách kịp thời nhất: https://www.facebook.com/groups/559578899463767

Tác giả: Dauthaumuasam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!