HSMT quy định về doanh thu bình quân hàng năm (không bao gồm thuế VAT) của 3 năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu có giá trị tối thiểu là 2 tỷ VNĐ, thời điểm đóng thầu trong quý I/2024 thì nhà thầu phải nộp Báo cáo tài chính của những năm nào ?

Câu hỏi:

E-HSMT quy định về doanh thu bình quân hàng năm (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) của 3 năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu của nhà thầu có giá trị tối thiểu là 2 tỷ VNĐ, thời điểm đóng thầu trong quý I/2024 thì nhà thầu phải nộp Báo cáo tài chính của những năm nào (năm 2021, 2022, 2023 hay là năm 2020, 2021, 2022) ?

 Trả lời, giải đáp:

Tại Khoản 1, Điều 3 Luật Đấu thầu quy định hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điểm a, Khoản 1, Điều 12; Khoản 3, Điều 29 Luật Kế toán quy định, kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 1 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật (tức là báo cáo tài chính năm 2023 của nhà thầu phải được nộp trong thời hạn 31/3/2024).

Do đó, trường hợp gói thầu có thời điểm đóng thầu trong quý I/2024 (trước 31/3/2024) và năm tài chính của nhà thầu là từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 thì nhà thầu phải kê khai và sử dụng thông tin tài chính của 3 năm 2020, 2021, 2022 để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình theo hướng dẫn nêu trên (do Báo cáo tài chính năm 2023 của nhà thầu (có thể) chưa kịp hoàn thành theo thời hạn quy định được phép nêu trên).

Cập nhật thêm một căn cứ mới nhất để trả lời cho câu hỏi trên là: Theo quy định, hướng dẫn của Luật Đấu thầu mới, cụ thể là tại E-HSMT ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT ngày 15/2/2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định “Trường hợp E-HSMT được phát hành sau ngày kết thúc năm tài chính của nhà thầu (năm Y) và trước hoặc trong ngày cuối cùng của tháng thứ 3 tính từ ngày kết thúc năm Y, yêu cầu về nộp báo cáo tài chính áp dụng đối với các năm trước của năm Y (Ví dụ: ngày phát hành E-HSMT là ngày 20/3/2024, năm tài chính của nhà thầu là 01/01 – 31/12 và E-HSMT yêu cầu nhà thầu nộp báo cáo tài chính của 03 năm gần nhất thì nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính của các năm 2020, 2021, 2022)”.  

Dauthaumuasam.vn

8 thoughts on “HSMT quy định về doanh thu bình quân hàng năm (không bao gồm thuế VAT) của 3 năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu có giá trị tối thiểu là 2 tỷ VNĐ, thời điểm đóng thầu trong quý I/2024 thì nhà thầu phải nộp Báo cáo tài chính của những năm nào ?

  1. Lê Đằng Giang says:

    Nhưng nếu nhà thầu có báo cáo tài chính 2023 và nộp hồ sơ thầu báo cáo tài chính năm 2021, 2022, 2023 thì có được chấp thuận không?

    • quản trị viên says:

      Chào bạn, câu trả lời là không được bạn nhe, hiện theo quy định tại các E-HSMT ban hành theo TT01/2024/TT-BKHĐT cũng đều có các hướng dẫn cụ thể rồi (đã được cập nhật trong bài viết trên) và ngoài ra xét về mặt logic cũng phải trong cùng 1 mặt bằng để đánh giá chứ Nhà thầu A là 2020->2022; nhà thầu B lại 2021->2023 thì không ổn.

  2. Lê Đằng Giang says:

    Nhưng mục đích của việc nộp báo cáo tài chính 3 năm gần nhất là để khẵng định năng lực tài chính tại thời điểm mở thầu của nhà thầu đủ để thực hiện gói thầu. Như vậy thì nhà thầu chứng minh năng lực tài chính càng gần thời điểm mở thầu càng tốt mới đúng. Việc nhà thầu nộp báo cáo tài chính các năm 2021- 2023 phù hợp hơn với yêu cầu vì vậy không thể đánh rớt được. Trong điều kiện giá trị tài sản phải dương, nhỡ trong năm 2023 nhà thầu đã lỗ âm vốn thì sao? Rõ ràng hướng dẫn tại thông tư 01 không thoã đáng.

  3. Lê Đằng Giang says:

    Nhưng mục đích của việc nộp báo cáo tài chính 3 năm gần nhất là để khẵng định năng lực tài chính tại thời điểm mở thầu của nhà thầu đủ để thực hiện gói thầu. Như vậy thì nhà thầu chứng minh năng lực tài chính càng gần thời điểm mở thầu càng tốt mới đúng. Việc nhà thầu nộp báo cáo tài chính các năm 2021- 2023 phù hợp hơn với yêu cầu vì vậy không thể đánh rớt được. Trong điều kiện giá trị tài sản phải dương, nhỡ trong năm 2023 nhà thầu đã lỗ âm vốn thì sao? Rõ ràng hướng dẫn tại thông tư 01/2024 không thoã đáng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!