Xử lý như thế nào nếu hàng hóa có xuất xứ thay đổi so với hợp đồng ?

Việc thay đổi xuất xứ hàng hóa sau khi đã ký hợp đồng là một vấn đề thường xuyên xảy ra, đặc biệt là đối với các hàng hóa, thiết bị CNTT, Điện tử Viễn thông (hay các hàng hóa được sản xuất bởi các Tập đoàn đa quốc gia trên toàn cầu) do các hàng hóa này thường được điều phối bởi Nhà sản xuất (hãng) nhằm tối ưu hóa hệ thống phân phối sản phẩm tại mỗi khu vực, mỗi nước, nên nhiều khi hàng hóa chỉ biết chính xác được xuất xứ ở thời điểm nhập hàng về để triển khai. Vậy vấn đề đặt ra là cần phải làm gì khi hàng hóa có xuất xứ bị thay đổi ?

Trong trường hợp này các bạn cần làm theo các bước cơ bản sau:

– Yêu cầu Nhà thầu báo cáo cụ thể bằng văn bản kèm theo các tài liệu chứng minh, giải trình việc thay đổi xuất xứ so với hợp đồng đã ký (có thể kèm theo các văn bản, tài liệu giải trình, lý giải, làm rõ của hãng sản xuất về việc thay đổi xuất xứ của hàng hóa,…).

– Tổ chức 1 buổi làm việc giữa các bên có liên quan để trao đổi, làm rõ các nội dung, vấn đề xung quanh việc thay đổi xuất xứ, làm cơ sở quyết định. Lập thành Biên bản có ký xác nhận giữa các bên tham gia.

– Thuê tư vấn thẩm định giá xác định lại giá của các hàng hóa có xuất xứ thay đổi/hoặc có thể thu thập, xin báo giá của tối thiểu 3 doanh nghiệp cung cấp tại thời điểm phát sinh thay đổi tùy thuộc vào quy mô, tính chất của hàng hóa (nếu hàng hóa có giá trị lớn, đặc thù,…thì nên ưu tiên thuê thẩm định giá hoặc kết hợp cả 2 hình thức được là tốt nhất). Lưu ý hiện có rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã được Bộ Tài chính cấp giấy phép/chứng chỉ hành nghề thẩm định giá trước đó, sang 2023 đã bị thu hồi hoặc đình chỉ hoạt động, do đó các đơn vị muốn thuê đơn vị thẩm định giá để thực hiện thì phải kiểm tra, đối soát tên doanh nghiệp và cá nhân hành nghề thẩm định giá trên website của Bộ Tài chính để được xác minh chính xác, đảm bảo tính pháp lý khi thực hiện.  

– Trình, Quyết định thành lập Hội đồng/Ban/Tổ duyệt giá đối với hàng hóa có xuất xứ thay đổi, với nguyên tắc đã được thống nhất trong Biên bản làm việc nêu trên, trong đó các thành viên là các cá nhân có trình độ chuyên môn phù hợp với tính chất hàng hóa và tính chất công việc cần giải quyết,…

– Tổ chức xét duyệt giá, lập báo cáo, hồ sơ kết quả xét duyệt giá đối với hàng hóa có xuất xứ thay đổi làm cơ sở ký phụ lục hợp đồng.

– Ký phụ lục hợp đồng bổ sung thống nhất thay đổi xuất xứ và giá của hàng hóa có xuất xứ thay đổi, cũng như giá hợp đồng, làm căn cứ triển khai thực hiện, nghiệm thu,…

Việc thay đổi hàng hóa trên thực tế không phải là hiếm và cũng không phải là vấn đề lớn, tuy nhiên lại là vấn đề quan trọng cần phải chú ý đảm bảo thực hiện đầy đủ, chặt chẽ về thủ tục pháp lý, để đảm bảo việc triển khai thực hiện hợp đồng, triển khai dự án có đầy đủ căn cứ, chặt chẽ, phù hợp quy định,…

Lời khuyên hữu ích khác:

– Nhấn “like” và tham gia “theo dõi” fanpage theo đường link sau trên facebook để được thông báo cập nhật ngay lập tức các bài viết chia sẻ mới nhất: https://www.facebook.com/profile.php?id=100090478479853

– Nhấn tham gia nhóm “Đấu thầu mua sắm” trên facebook theo đường link sau để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc, trao đổi, thảo luận các vấn đề mong muốn một cách kịp thời nhất: https://www.facebook.com/groups/559578899463767

Tác giả: Dauthaumuasam.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!