Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn 2 nội dung quan trọng để nhận diện, rút kinh nghiệm, tránh mắc phải các sai phạm khi xây dựng các tiêu chí đưa vào, quy định trong E-HSMT dẫn đến hạn chế tham gia nhà thầu, cạnh tranh không công bằng, làm giảm hiệu quả đấu thầu:
1. Nội dung thứ nhất: Một số quy định của E-HSMT vi phạm khoản 2 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP dẫn đến hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng được nêu tại Phụ lục 9, Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
1.1. Đối với tất cả các gói thầu:
a) Quy định về số lượng nhân sự chủ chốt và thiết bị thi công, thiết bị chủ yếu quá mức cần thiết để thực hiện gói thầu;
b) Quy định nhà thầu phải có xác nhận tham gia hội nghị tiền đấu thầu hoặc yêu cầu chứng minh việc đã tham gia hội nghị tiền đấu thầu;
c) Quy định năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu cao hơn mức yêu cầu của gói thầu;
d) Quy định hợp đồng tương tự là hợp đồng đã thực hiện trên một địa bàn cụ thể hoặc là công trình tương tự của một đơn vị cụ thể hoặc phải ký với cơ quan nhà nước;
đ) Quy định nhân sự thực hiện gói thầu phải được đóng bảo hiểm xã hội, phải là nhân sự đang ký hợp đồng lao động với nhà thầu; yêu cầu về thiết bị thi công chủ yếu, thiết bị cần thiết cho gói thầu phải thuộc sở hữu của nhà thầu mà không được đi thuê;
e) Quy định các tiêu chí mà pháp luật chuyên ngành không yêu cầu như: giấy phép hành nghề, giấy xác nhận đối tác và các yêu cầu về chứng chỉ, chứng nhận mà pháp luật chuyên ngành không quy định (Ví dụ: gói thầu chỉnh lý tài liệu yêu cầu nhân sự phải là lưu trữ viên hoặc lưu trữ viên chính, nghĩa là nhân sự phải là viên chức thì quy định này trong E-HSMT được coi là vi phạm khoản 2 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP).
1.2. Ngoài quy định tại mục 1.1 ở trên, đối với gói thầu mua sắm hàng hóa đưa thêm các quy định:
a) Khi xây dựng yêu cầu về kỹ thuật đưa ra các yêu cầu mà chỉ có một sản phẩm cụ thể của một hãng sản xuất cụ thể đáp ứng trong khi trên thị trường có nhiều hãng sản xuất có thể cung cấp hàng hóa thuộc gói thầu;
b) Yêu cầu giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương đối với những hàng hóa thông dụng, đơn giản;
c) Yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, kể cả việc nêu tên nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ gây ra sự phân biệt đối xử;
d) Yêu cầu về hàng hóa mẫu đối với gói thầu không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 27 của Thông tư này.
đ) Yêu cầu phải có giấy cam kết hỗ trợ kỹ thuật do nhà sản xuất ban hành và phải có dấu xác nhận của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà phân phối;
e) Yêu cầu về nhân sự chủ chốt đối với phần công việc cung cấp hàng hóa;
g) Yêu cầu về giấy chứng nhận ISO đối với nhà thầu không phải là nhà sản xuất;
h) Yêu cầu về thiết bị chủ chốt để thực hiện gói thầu.
1.3. Ngoài các quy định tại mục 1.1 ở trên, đối với gói thầu xây lắp đưa thêm các quy định:
a) Yêu cầu nhà thầu phải có xác nhận khảo sát hiện trường hoặc yêu cầu chứng minh việc đã khảo sát hiện trường;
b) Yêu cầu nhà thầu khi tham dự thầu phải có cam kết hoặc ký hợp đồng nguyên tắc về bãi đổ thải cụ thể, cự ly đổ thải cụ thể, các mỏ vật liệu cụ thể, yêu cầu về cự ly trạm trộn bê tông… trong giới hạn một vùng hoặc một cự ly cụ thể mà chỉ có một hoặc một số ít nhà thầu đáp ứng;
c) Yêu cầu nhà thầu phải nêu cụ thể vị trí, tuyến đường, địa phương mà xe vận chuyển vật tư, vật liệu cho công trình đi qua trong E-HSDT;
d) Đưa ra yêu cầu nhà thầu phải có tiền mặt hoặc phải có khoản tiết kiệm ở các tổ chức tài chính hoặc phải có số dư tài khoản hoặc các yêu cầu tương tự về nguồn lực tài chính;
đ) Yêu cầu về nhân sự chủ chốt đối với các vị trí mà pháp luật về xây dựng không có yêu cầu về tiêu chuẩn đối với chức danh đó hoặc các vị trí kỹ thuật thông thường, công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông;
e) E-HSMT phát hành trên Hệ thống thiếu bản vẽ hoặc bản vẽ không đầy đủ, không đủ cơ sở để lập E-HSDT;
g) Nêu tên nhà thầu phụ đặc biệt bắt buộc nhà thầu chính phải sử dụng.
2. Nội dung thứ hai: Một số ví dụ điển hình trên thực tế đối với từng loại gói thầu (hàng hóa, xây lắp, tư vấn, phi tư vấn) cho thấy các tiêu chí mà một số chủ đầu tư, bên mời thầu quy định trong HSMT có thể dẫn đến sự hạn chế tham gia của nhà thầu để các chủ đầu tư, bên mời thầu khác soi vào đó tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình để làm sao cho hồ sơ mời thầu phát hành ra đảm bảo khách quan, công bằng, minh bạch, hiệu quả, đặc biệt không làm hạn chế sự tham gia hoặc tạo lợi thế cho 1 hoặc 1 số nhà thầu gây ra cạnh tranh không công bằng giữa các nhà thầu, tránh được các phiền phức không đáng có; đồng thời cũng thông qua đó các nhà thầu cũng có thể soi vào để rút ra bài học tự bảo vệ các quyền lợi chính đáng cho mình:
2. 1. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa:
– Trường hợp tình huống 01:
+ Quy mô, tính chất gói thầu: Cung cấp lắp đặt nội thất công trình thuộc Dự án Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc; giá gói thầu 2,768 tỷ đồng.
+ Quy định trong HSMT: Theo yêu cầu của HSMT, để đạt đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, nhà thầu phải đề xuất 4 vị trí nhân sự chủ chốt, gồm: chỉ huy thi công hạng mục nội thất và điện nhẹ (tối thiểu 7 năm kinh nghiệm; trình độ đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp như xây dựng, kiến trúc, mỹ thuật công nghiệp); 3 vị trí còn lại là cán bộ chuyên ngành kiến trúc; cán bộ an toàn lao động; cán bộ lập hồ sơ thanh quyết toán yêu cầu có kinh nghiệm tối thiểu 3 năm đối với trình độ đại học/trên đại học, 5 năm đối với cao đẳng chuyên ngành phù hợp với công việc được bố trí…
+ Nội dung/vấn đề nhà thầu/báo chí phản ánh:
Nhiều nhà cung cấp cho rằng, yêu cầu về nhân sự chủ chốt như trên là không phù hợp với tính chất của một gói thầu quy mô nhỏ, danh mục hàng hóa thông dụng (bàn, ghế văn phòng; vách ngăn…). Mặt khác, việc quy định nhân sự chủ chốt tại những gói thầu không đòi hỏi nhân sự thực hiện dịch vụ liên quan phải có trình độ cao như gói thầu đang xét là vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 30 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT.
Về thiết bị, HSMT yêu cầu nhà thầu đề xuất danh mục bao gồm: máy cưa bàn trượt (công suất 5,5KW, kích thước 3050 x 3150 x 900 mm); máy lăn keo (công suất 1,5KW, kích thước 2300 x 800 x 1400 mm); máy ép nhiệt (lực ép 100 tấn, nhiệt độ ép 120 độ); máy dán cạnh (công suất 7,5KW, kích thước 4200 x 850 x 1550 mm). Theo các nhà thầu, việc đưa ra yêu cầu danh mục thiết bị thi công chủ yếu cho Gói thầu là vi phạm quy định tại điểm h Khoản 2 Phụ lục 9 Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT. “Với việc yêu cầu danh mục thiết bị như trên, Bên mời thầu đang xây dựng các tiêu chí đánh giá theo hướng tìm một nhà sản xuất thiết bị bàn, ghế, thay vì tìm một nhà cung cấp. Trong khi, đây là hàng hóa thông dụng, mọi nhà thầu đều có thể chào thầu dưới tư cách nhà cung cấp thương mại hoặc nhà sản xuất, gia công”, một nhà thầu nêu quan điểm….
+ Rút ra được bài học gì ?
Đối với các CĐT, BMT: Cần đặc biệt lưu ý trong việc đưa ra các tiêu chí về nhân sự chủ chốt, thiết bị thi công trong HSMT, không tùy tiện đưa ra các tiêu chí mà mình muốn mà bắt buộc phải dựa vào quy định/quy định chuyên ngành để đưa ra các tiêu chí, yêu cầu; luôn nghĩ đến liệu các tiêu chí này đã chuẩn đúng theo quy định chuyên ngành hay chưa ? có làm hạn chế nhà thầu hay không ? có tạo lợi thế cho 1 hoặc 1 vài nhà thầu nào đó gây ra cạnh tranh không công bằng hay không ? và luôn nghĩ trong đầu khi xây dựng HSMT là quy định như thế này có thu hút được lượng lớn các nhà thầu tham gia hay không ? có như vậy mới tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu, nâng cao hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tối đa ngân sách; luôn suy nghĩ HSMT phát hành ra phải đảm bảo thật chặt chẽ, đúng quy định để không xảy ra tình huống phải giải quyết kiến nghị, khiếu nại phức tạp nào dẫn đến mất nhiều thời gian, tâm sức và làm chậm tiến độ gói thầu, dự án…
Đối với các Nhà thầu: cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng HSMT, nếu có tiêu chí, yếu tố có khả năng gây bất lợi cho mình, không đảm bảo tính cạnh tranh công bằng hoặc thậm chí không phù hợp quy định thì có thể yêu cầu CĐT, BMT làm rõ, kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi,…Tuy nhiên cũng nên chú ý không lạm dụng quá việc này một cách không hợp lý chỉ vì động cơ không tích cực nào đó mà làm cản trở quá trình, tiến độ triển khai đấu thầu của CĐT, BMT.
+ Link tham khảo: https://baodauthau.vn/mua-sam-thiet-bi-tai-bidv-dong-thap-goi-thau-don-gian-tieu-chi-phuc-tap-post136862.html
– Trường hợp tình huống 02:
+ Quy mô, tính chất gói thầu: 02 gói thầu mua sắm thiết bị của 2 dự án lắp đặt hệ thống loa không dây thông minh tại xã X; giá gói thầu 407,468 triệu đồng và 415,38 triệu đồng.
+ Nội dung/vấn đề nhà thầu/báo chí phản ánh:
Ngay sau khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu, một nhà thầu đã liên tiếp có đơn kiến nghị gửi Bên mời thầu, các chủ đầu tư và các cơ quan chức năng phản đối kết quả đánh giá HSDT 2 gói thầu trên. Nhà thầu khẳng định, HSDT của Nhà thầu hoàn toàn đáp ứng các thông số kỹ thuật của HSMT, có cam kết bảo hành, bảo trì sau bán hàng, có cam kết trên webform về uy tín của nhà thầu theo yêu cầu của HSMT.
Kết quả giải quyết kiến nghị cho thấy, kiến nghị của nhà thầu là có cơ sở, tư vấn chấm thầu không chính xác. Điều quan trọng hơn là HSMT 2 gói thầu trên thiếu cơ sở pháp lý, chưa được thẩm định đầy đủ, dự toán đưa ra thiếu chính xác, không đúng chuẩn của “đề bài thầu” nên không đủ cơ sở đánh giá HSDT của các nhà thầu tham dự.
Hội đồng Tư vấn giải quyết kiến nghị đề xuất không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu 2 gói thầu trên. Điều này dẫn đến 2 gói thầu sẽ phải hủy thầu và tổ chức đấu thầu lại, trách nhiệm đền bù thiệt hại cho các nhà thầu tham gia thuộc về các chủ đầu tư (thẩm định, phê duyệt HSMT) và Bên mời thầu (đơn vị lập HSMT).
+ Rút ra được bài học gì ?
Đối với các CĐT, BMT, Tổ chuyên gia, Đơn vị thẩm định: cần đặc biệt lưu ý trong việc xây dựng, phát hành HSMT phải đảm bảo chính xác, hợp lý, khả thi, có cơ sở pháp lý rõ ràng, thuyết phục; Tổ chuyên gia phải đảm bảo đánh giá khách quan, công tâm, chính xác tránh hời hợt, qua loa, không rõ ràng cụ thể, chính xác dẫn đến sai lệch kết quả, bên cạnh đó Đơn vị thẩm định cũng phải nêu cao trách nhiệm để thẩm định kỹ lưỡng, chất lượng, bài bản… nếu không sẽ như tình huống nêu trên dẫn đến hậu quả phức tạp,…Cả Tổ chuyên gia và Tổ thẩm định phải là những con người có trình độ, năng lực kinh nghiệm, chuyên môn tốt.
Đối với các Nhà thầu: cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng HSMT nếu có tiêu chí, yếu tố có khả năng gây bất lợi cho mình, không đảm bảo tính cạnh tranh công bằng hoặc thậm chí không phù hợp quy định thì có thể yêu cầu CĐT, BMT làm rõ, kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi,…Tuy nhiên cũng nên chú ý không lạm dụng quá việc này một cách không hợp lý chỉ vì động cơ không tích cực nào đó mà làm cản trở quá trình, tiến độ triển khai đấu thầu của CĐT, BMT.
+ Link tham khảo: https://baodauthau.vn/hai-goi-thau-he-thong-loa-thong-minh-tai-tien-giang-co-nguy-co-bi-huy-nhung-rac-roi-khong-dang-co-post136265.html
– Trường hợp tình huống 03:
+ Quy mô, tính chất gói thầu: Gói thầu số 05 Toàn bộ khối lượng thuộc Dự án Xây dựng, lắp đặt và vận hành các trạm quan trắc tự động trên địa bàn tỉnh Y, giá gói thầu 37,189 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
+ Nội dung HSMT quy định:
Theo yêu cầu của HSMT, để chứng minh năng lực, kinh nghiệm, nhà thầu phải đề xuất hợp đồng tương tự là “hợp đồng xây dựng, lắp đặt các trạm quan trắc môi trường tự động liên tục, gồm: quan trắc chất lượng không khí xung quanh; quan trắc chất lượng nước mặt, quan trắc chất lượng nước dưới đất; và quan trắc chất lượng nước biển ven bờ (trong đó, các thiết bị chính có mã HS là 9026.xx.xx/9027.xx.xx), quy mô tối thiểu 26,007 tỷ đồng”.
+ Nội dung/vấn đề nhà thầu phản ánh hoặc báo chí nêu:
Với quy mô của Gói thầu, việc HSMT yêu cầu phải có 1 hợp đồng bao gồm tất cả các hạng mục quan trắc chất lượng không khí xung quanh, nước mặt, nước dưới đất và nước biển ven bờ tự động là quá chặt chẽ, gây khó khăn cho sự tham gia của các nhà thầu.
Các thiết bị trạm quan trắc tự động môi trường bao gồm: quan trắc chất lượng không khí xung quanh, quan trắc chất lượng nước mặt, nước dưới đất và nước biển ven bờ đều thuộc nhóm hàng hóa có mã HS 9026, 9027. Do đó, nhà thầu chỉ cần có hợp đồng có tính chất tương tự là xây dựng, lắp đặt các trạm quan trắc môi trường tự động liên tục, trong đó, các thiết bị chính có mã HS tương ứng 9026/9027 là hoàn toàn đáp ứng yêu cầu, thay vì đồng thời phải có hợp đồng tương tự bao gồm tất cả các hạng mục như quy định tại HSMT.
Chung quan điểm nêu trên, Một nhà thầu khác cũng có văn bản đề nghị Bên mời thầu điều chỉnh HSMT theo hướng tuân thủ quy định tại Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT. Theo đó, các nhà thầu chỉ cần chứng minh hợp đồng tương tự đã nghiệm thu mà thiết bị cho phần quan trắc chất lượng nước có cùng mã HS thì được coi là tương tự về chủng loại, tính chất để xem xét, đánh giá tính hợp lệ.
Ngoài ra, một nhà thầu cho rằng, căn cứ phạm vi công việc của Gói thầu bao gồm công tác xây dựng, xây lắp và vận hành các trạm quan trắc tự động (518/669 hạng mục mời thầu là phần xây dựng), thì HSMT gói thầu này phải lập theo mẫu HSMT xây lắp một giai đoạn hai túi hồ sơ, chứ không phải HSMT mua sắm hàng hóa một giai đoạn hai túi hồ sơ.
+ Rút ra được bài học gì ?
Đối với các CĐT, BMT: Một là cần đặc biệt lưu ý trong việc quy định các tiêu chí về hợp đồng tương tự trong HSMT, phải đảm bảo bám sát, đúng theo hướng dẫn về hợp đồng tương tự tại Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT. Không cố tình đưa ra các tiêu chí tạo lợi thế cho 1 hoặc 1 số nhà thầu gây ra cạnh tranh không bình đẳng, để mở tối đa không chói ở 1 tiêu chí nào đó,…(VD: đối với gói hàng hóa, Luật cho phép hợp đồng tương tự hoặc là 1 hợp đồng bao gồm đầy đủ các loại hàng hóa tương tự của gói thầu đáp ứng giá trị tối thiểu hoặc là có các hàng hóa tương tự trong các hợp đồng khác nhau miễn là đáp ứng giá trị tối thiểu, nghĩa là không được phép quy định cứng 1 trường hợp duy nhất là phải đáp ứng 1 hợp đồng bao gồm đầy đủ các loại hàng hóa tương tự của gói thầu mới đáp ứng); Hai là phải áp dụng đúng mẫu HSMT, phù hợp với tính chất của gói thầu, nếu áp dụng sai mẫu có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả lựa chọn nhà thầu và rất phiền phức khi thanh tra, kiểm toán,…
Đối với các Nhà thầu: nghiên cứu kỹ HSMT nếu có tiêu chí, yếu tố có khả năng gây bất lợi, không đảm bảo tính cạnh tranh công bằng hoặc thậm chí không phù hợp quy định thì có thể yêu cầu CĐT, BMT làm rõ, kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp,…
+ Link tham khảo: https://baodauthau.vn/goi-thau-37-ty-xay-tram-quan-trac-o-binh-dinh-co-hay-khong-viec-han-che-nha-thau-post137255.html
– Trường hợp tình huống 04:
+ Quy mô, tính chất gói thầu: Gói thầu: “Cung cấp thiết bị máy cơ khí phục vụ công tác bảo dưỡng, sửa chữa”.
+ Nội dung/vấn đề nhà thầu phản ánh hoặc báo chí nêu:
Chúng tôi, sau khi nghiên cứu kỹ thông báo mời thầu/E-HSMT, nhận thấy Bên mời thầu/Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2, đã vi phạm Hướng dẫn tại Thông tư số 08/2022/TT-BKHDT ngày 31/05/2022 và vi phạm Khoản 2, Điều 12, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. “…Khi xây dựng yêu cầu về kỹ thuật đưa ra các yêu cầu mà chỉ có một sản phẩm cụ thể của một hãng sản xuất cụ thể đáp ứng trong khi trên thị trường có nhiều hãng sản xuất có thể có thể cung cấp hàng hóa thuộc gói thầu”.
Chúng tôi đã gửi yêu cầu làm rõ đến Bên mời thầu nhưng không nhận được trả lời thỏa đáng; Bên mời thầu trả lời không đúng nội dung và dẫn chứng thông tin không liên quan đến nội dung cần hỏi/làm rõ…
+ Rút ra được bài học gì ?
Đối với các CĐT, BMT: Cần đặc biệt lưu ý trong việc quy định, đưa ra các tiêu chí về yêu cầu kỹ thuật của hàng hóa, thiết bị trong HSMT, không được đưa ra các tiêu chí “cài thầu” mà theo đó chỉ có 1 hoặc 1 số ít hãng sản xuất đáp ứng được, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu, giảm hiệu quả của đấu thầu… Lưu ý tình huống này trên thực tế rất dễ xảy ra, vấn đề chỉ là các nhà thầu có phát hiện ra hay không hoặc các nhà thầu có lên tiếng hay không mà thôi, do đó các CĐT, BMT cần xem đây là bài học kinh nghiệm tốt để lưu ý, tránh mắc phải,…
Đối với các Nhà thầu: nghiên cứu kỹ HSMT nếu có tiêu chí, yếu tố có khả năng gây bất lợi, không đảm bảo tính cạnh tranh công bằng hoặc thậm chí không phù hợp quy định thì có thể yêu cầu CĐT, BMT làm rõ, kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp,…
+ Link tham khảo: https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=57475&idcm=182
2.2. Đối với gói thầu xây lắp:
– Trường hợp tình huống 01:
+ Quy mô, tính chất gói thầu: Gói thầu Thi công xây dựng công trình cải tạo Petrolimex – Cửa hàng 56; có giá gói thầu 2,407 tỷ đồng.
+ Nội dung/vấn đề nhà thầu/báo chí phản ánh:
Một nhà thầu phản ánh, HSMT của gói thầu yêu cầu, “từ ngày 1/1/2019 đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu đã hoàn thành tối thiểu 2 công trình có loại kết cấu: Công trình dân dụng công nghiệp (cửa hàng xăng dầu hoặc kho gas) cấp III”. Nhà thầu này cho rằng, tại Phụ lục II Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng, không có quy định “loại kết cấu: Công trình dân dụng công nghiệp (cửa hàng xăng dầu hoặc kho gas)”.
Do đó, để tăng tính cạnh tranh trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà thầu này đề nghị Bên mời thầu sửa lại tiêu chí trên cho phù hợp với quy định.
Ngoài ra, HSMT yêu cầu nhân sự chủ chốt gồm: cán bộ kỹ thuật phụ trách xây dựng phải “có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng công nghiệp hạng III trở lên còn hiệu lực”; cán bộ kỹ thuật phụ trách điện “có chứng chỉ hành nghề giám sát lắp đặt thiết bị công trình công nghệ hạng III trở lên còn hiệu lực”; cán bộ kỹ thuật phụ trách nước “có chứng chỉ hành nghề giám sát công trình hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước hạng III trở lên còn hiệu lực”. Nhà thầu dẫn chiếu căn cứ Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì không có yêu cầu về tiêu chuẩn đối với các chức danh nêu trên.
Theo Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT, “căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và pháp luật về xây dựng mà chủ đầu tư đưa ra yêu cầu về nhân sự chủ chốt trong E-HSMT cho phù hợp. E-HSMT không được yêu cầu về nhân sự chủ chốt đối với các vị trí mà pháp luật về xây dựng không có yêu cầu về tiêu chuẩn đối với chức danh đó hoặc các vị trí kỹ thuật thông thường, công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông”, nhà thầu phản ánh cho biết.
+ Rút ra được bài học gì ?
Đối với các CĐT, BMT: cần đặc biệt lưu ý trong việc đưa ra các tiêu chí về nhân sự chủ chốt, thiết bị thi công trong HSMT, không tùy tiện đưa ra các tiêu chí mà mình muốn mà bắt buộc phải dựa vào quy định/quy định chuyên ngành để đưa ra các tiêu chí, yêu cầu; luôn nghĩ đến liệu các tiêu chí này đã chuẩn đúng theo quy định chuyên ngành hay chưa ? có làm hạn chế nhà thầu hay không ? có tạo lợi thế cho 1 hoặc 1 vài nhà thầu nào đó gây ra cạnh tranh không công bằng hay không ? và luôn nghĩ trong đầu khi xây dựng HSMT là quy định như thế này có thu hút được lượng lớn các nhà thầu tham gia hay không ? có như vậy mới tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu, nâng cao hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tối đa ngân sách; luôn suy nghĩ HSMT phát hành ra phải đảm bảo thật chặt chẽ, đúng quy định để không xảy ra tình huống phải giải quyết kiến nghị, khiếu nại phức tạp nào dẫn đến mất nhiều thời gian, tâm sức và làm chậm tiến độ gói thầu, dự án…
Đối với các Nhà thầu: cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng HSMT, nếu có tiêu chí, yếu tố có khả năng gây bất lợi cho mình, không đảm bảo tính cạnh tranh công bằng hoặc thậm chí không phù hợp quy định thì có thể yêu cầu CĐT, BMT làm rõ, kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi,…Tuy nhiên cũng nên chú ý không lạm dụng quá việc này một cách không hợp lý chỉ vì động cơ không tích cực nào đó mà làm cản trở quá trình, tiến độ triển khai đấu thầu của CĐT, BMT.
+ Link tham khảo: https://baodauthau.vn/goi-thau-cai-tao-cua-hang-xang-dau-tai-tay-ninh-tieu-chi-nhan-su-gay-han-che-canh-tranh-post135710.html
– Trường hợp tình huống 02:
+ Quy mô, tính chất gói thầu: Gói số 1 Thi công đường A thuộc địa bàn tỉnh Z; Gói thầu có giá 12,547 tỷ đồng.
+ Nội dung/vấn đề nhà thầu/báo chí phản ánh:
Một nhà thầu đã đề nghị Chủ đầu tư và Bên mời thầu xem xét lại về yêu cầu số lượng 53 thiết bị trong HSMT. Nhà thầu cho rằng, số lượng thiết bị huy động thực hiện Gói thầu như trên là quá nhiều, khó bảo đảm khả năng huy động cùng lúc của các nhà thầu và làm hạn chế nhà thầu tham dự.
Nhà thầu “tố” HSMT yêu cầu cao về thiết bị như: 2 máy đào 1 gầu, bánh xích; 2 máy lu bánh lốp 16 tấn, 2 máy lu bánh thép 10 tấn, 2 ô tô vận tải thùng 2,5 tấn, 5 máy cắt sắt, 3 máy duỗi sắt, 1 cần cẩu bánh xích – sức nâng từ 25 tấn trở lên, 1 cần cẩu bánh hơi – sức nâng từ 25 tấn trở lên…,
+ Rút ra được bài học gì ?
Đối với các CĐT, BMT: cần lưu ý nghiên cứu kỹ, thận trọng khi đưa ra các tiêu chí yêu cầu về thiết bị thi công trong HSMT; số lượng, chủng loại, yêu cầu về thiết bị phải hợp lý, phù hợp quy mô, tính chất gói thầu; không gây rào cản làm khó dễ, hạn chế sự tham gia của nhà thầu.
Đối với các Nhà thầu: cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng HSMT, nếu có tiêu chí, yếu tố có khả năng gây bất lợi cho mình, không đảm bảo tính cạnh tranh công bằng hoặc thậm chí không phù hợp quy định thì có thể yêu cầu CĐT, BMT làm rõ, kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi,…Tuy nhiên cũng nên chú ý không lạm dụng quá việc này một cách không hợp lý chỉ vì động cơ không tích cực nào đó mà làm cản trở quá trình, tiến độ triển khai đấu thầu của CĐT, BMT.
+ Link tham khảo: https://baodauthau.vn/goi-thau-giao-thong-12-ty-tai-huyen-tra-on-tinh-vinh-long-bi-to-dat-ra-yeu-cau-cao-ben-moi-thau-noi-gi-post136023.html
2.3. Đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn:
Trường hợp tình huống 01:
+ Quy mô, tính chất gói thầu: Gói thầu Dịch vụ chăm sóc cây xanh tại Trung tâm năm 2023; Gói thầu có giá 3,15 tỷ đồng.
+ Quy định trong HSMT:
Về nhân sự chủ chốt, HSMT yêu cầu nhà thầu tham dự đề xuất 1 vị trí đội trưởng có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm hoặc 2 hợp đồng thực hiện các công việc tương tự; đồng thời đáp ứng các chứng chỉ/trình độ chuyên môn như: kỹ sư nông nghiệp hoặc lâm nghiệp chuyên ngành trồng trọt hoặc lâm sinh, đã phụ trách ít nhất 1 công trình tương tự có xác nhận của chủ đầu tư hoặc quyết định phân công nhiệm vụ của nhà thầu, có chứng chỉ tập huấn an toàn lao động, tài liệu chứng minh khả năng huy động nhân sự của nhà thầu để thực hiện hết Gói thầu.
Bên cạnh đó, HSMT yêu cầu nhà thầu đề xuất số lượng nhân viên chăm sóc cây xanh lên tới 46 người, có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm hoặc 1 hợp đồng tương tự, đã được đào tạo chuyên môn liên quan đến chăm sóc cây xanh hoặc có chứng chỉ liên quan đến công việc chăm sóc cây xanh còn hiệu lực.
Về thiết bị thi công, HSMT yêu cầu số lượng tối thiểu 3 xe tưới nước; 2 xe nâng người chuyên dụng cùng hàng loạt thiết bị khác như xe lu sân cỏ, máy cắt tỉa hàng rào…
+ Nội dung/vấn đề nhà thầu/báo chí phản ánh:
Nhà thầu cho rằng, vị trí đội trưởng hay nhân viên chăm sóc cây xanh đều là lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật, không đòi hỏi năng lực trình độ chuyên môn cao, do đó, theo quy định của pháp luật về đấu thầu, không được đưa các nhân sự này vào vị trí nhân sự chủ chốt tại HSMT. Mặt khác, dịch vụ chăm sóc cây xanh không thuộc các trường hợp pháp luật chuyên ngành có yêu cầu về bằng cấp/chứng chỉ chuyên môn, Bên mời thầu không được yêu cầu các bằng cấp chuyên ngành như bằng kỹ sư nông nghiệp hoặc lâm nghiệp chuyên ngành trồng trọt hoặc lâm sinh như tại HSMT.
Số lượng thiết bị trên là quá nhiều so với thực tế triển khai Gói thầu. “Đáng chú ý, so với công tác chăm sóc cây xanh, thảm cỏ, sân bóng đá tại Trung tâm các năm trước đó, khối lượng mời thầu năm 2023 không thay đổi quá nhiều, song HSMT lại thêm vào các thiết bị như xe nâng, xe tưới nước là không có căn cứ, cơ sở”, Nhà thầu nhận xét.
+ Rút ra được bài học gì ?
Đối với các CĐT, BMT: cần đặc biệt lưu ý trong việc đưa ra các tiêu chí về nhân sự chủ chốt, thiết bị thi công trong HSMT, không tùy tiện đưa ra các tiêu chí mà mình muốn mà bắt buộc phải dựa vào quy định/quy định chuyên ngành để đưa ra các tiêu chí, yêu cầu; luôn nghĩ đến liệu các tiêu chí này đã chuẩn đúng theo quy định chuyên ngành hay chưa ? có làm hạn chế nhà thầu hay không ? có tạo lợi thế cho 1 hoặc 1 vài nhà thầu nào đó gây ra cạnh tranh không công bằng hay không ? và luôn nghĩ trong đầu khi xây dựng HSMT là quy định như thế này có thu hút được lượng lớn các nhà thầu tham gia hay không ? có như vậy mới tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu, nâng cao hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tối đa ngân sách; luôn suy nghĩ HSMT phát hành ra phải đảm bảo thật chặt chẽ, đúng quy định để không xảy ra tình huống phải giải quyết kiến nghị, khiếu nại phức tạp nào dẫn đến mất nhiều thời gian, tâm sức và làm chậm tiến độ gói thầu, dự án…
Đối với các Nhà thầu: cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng HSMT, nếu có tiêu chí, yếu tố có khả năng gây bất lợi cho mình, không đảm bảo tính cạnh tranh công bằng hoặc thậm chí không phù hợp quy định thì có thể yêu cầu CĐT, BMT làm rõ, kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi,…Tuy nhiên cũng nên chú ý không lạm dụng quá việc này một cách không hợp lý chỉ vì động cơ không tích cực nào đó mà làm cản trở quá trình, tiến độ triển khai đấu thầu của CĐT, BMT.
+ Link tham khảo: https://baodauthau.vn/goi-thau-cham-soc-cay-xanh-tai-quang-ninh-sai-sot-nao-khien-phai-huy-thau-post136317.html
2.4. Đối với gói thầu tư vấn:
Trường hợp tình huống 01:
+ Quy mô, tính chất gói thầu: Gói thầu khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; giá dự toán 24,375 tỷ đồng.
+ Nội dung/vấn đề nhà thầu/báo chí phản ánh:
Nhà thầu cho rằng, về nhân sự, việc HSMT quy định 4/9 vị trí nhân sự chủ chốt (chủ nhiệm thiết kế xây dựng; chủ nhiệm khảo sát địa hình; chủ nhiệm khảo sát địa chất; chủ trì lập dự toán xây dựng công trình) phải thuộc biên chế của doanh nghiệp dự thầu, không thuê mướn (trường hợp có nhân sự thuê mướn thì cứ mỗi nhân sự thuê mướn sẽ bị trừ 0,35 điểm) là không tuân thủ quy định tại điểm d, Khoản 1, Phụ lục 9 Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT.
Chung quan điểm trên, một nhà thầu tư vấn khác cũng có văn bản đề nghị Bên mời thầu điều chỉnh thang điểm đối với tiêu chí nhân sự. “Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT cho phép nhà thầu đề xuất nhân sự chủ chốt thuộc biên chế của nhà thầu hoặc đi thuê. Như vậy, việc trừ điểm các nhân sự thuê mướn như quy định tại HSMT là không có cơ sở”, Nhà thầu băn khoăn.
Nhà thầu còn phản ánh, HSMT thể hiện yếu tố bất cập khi quy định các vị trí chuyên gia phải có bằng cấp/học vị quá cao, trong khi yêu cầu hạng chứng chỉ hành nghề lại thấp. Cụ thể, để đạt điểm tối đa, HSMT yêu cầu chuyên gia có trình độ thạc sĩ trở lên, có chứng chỉ hành nghề hạng III. “Theo pháp luật chuyên ngành xây dựng, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đảm bảo các điều kiện về bằng cấp, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm theo quy định. Trường hợp cá nhân đã được cấp có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đồng nghĩa với việc nhân sự được phép đảm nhận các chức danh ghi trong chứng chỉ. Như vậy, cá nhân có chứng chỉ hành nghề hạng I, hạng II hay hạng III là đã đủ điều kiện đảm nhận các vị trí quy định tại HSMT, không nhất thiết phải có bằng thạc sĩ”, Nhà thầu phân tích.
Ngoài ra, về phạm vi công việc, HSMT quy định, thành viên thực hiện khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công, dự toán hạng mục đường ống chính phải bố trí 9/9 vị trí nhân sự chủ chốt tại HSMT; thành viên thực hiện khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công, dự toán hạng mục đường ống nhánh phải bố trí 4 vị trí nhân sự, gồm: chủ trì thiết kế đường ống, chủ trì thiết kế cơ – điện, chuyên gia tính toán thủy văn, chuyên gia tính toán thủy nông.
+ Rút ra được bài học gì ?
Đối với các CĐT, BMT: cần đặc biệt lưu ý trong việc đưa ra các tiêu chí về nhân sự chủ chốt trong HSMT, không tùy tiện đưa ra các tiêu chí mà mình muốn mà bắt buộc phải dựa vào quy định/quy định chuyên ngành để đưa ra các tiêu chí, yêu cầu; luôn nghĩ đến liệu các tiêu chí này đã chuẩn đúng theo quy định chuyên ngành hay chưa ? có làm hạn chế nhà thầu hay không ? có tạo lợi thế cho 1 hoặc 1 vài nhà thầu nào đó gây ra cạnh tranh không công bằng hay không ? và luôn nghĩ trong đầu khi xây dựng HSMT là quy định như thế này có thu hút được lượng lớn các nhà thầu tham gia hay không ? có như vậy mới tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu, nâng cao hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tối đa ngân sách; luôn suy nghĩ HSMT phát hành ra phải đảm bảo thật chặt chẽ, đúng quy định để không xảy ra tình huống phải giải quyết kiến nghị, khiếu nại phức tạp nào dẫn đến mất nhiều thời gian, tâm sức và làm chậm tiến độ gói thầu, dự án…
Đối với các Nhà thầu: cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng HSMT, nếu có tiêu chí, yếu tố có khả năng gây bất lợi cho mình, không đảm bảo tính cạnh tranh công bằng hoặc thậm chí không phù hợp quy định thì có thể yêu cầu CĐT, BMT làm rõ, kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi,…Tuy nhiên cũng nên chú ý không lạm dụng quá việc này một cách không hợp lý chỉ vì động cơ không tích cực nào đó mà làm cản trở quá trình, tiến độ triển khai đấu thầu của CĐT, BMT.
+ Link tham khảo: https://baodauthau.vn/goi-thau-tu-van-tai-so-nnptnt-phu-tho-nha-thau-phan-ung-tieu-chi-ap-dat-post136752.html
Trường hợp tình huống 02:
+ Quy mô, tính chất gói thầu: Gói thầu Tư vấn kiểm toán thuộc Dự án Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ.
+ Nội dung/vấn đề nhà thầu/báo chí phản ánh:
Hàng loạt nhà thầu cung cấp dịch vụ kiểm toán “choáng váng” với tiêu chí nhân sự chủ chốt. Cụ thể, các vị trí nhân sự chủ chốt phải cung cấp các loại chứng chỉ hành nghề chuyên ngành như: chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế; chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản đối với lựa chọn nhà thầu; thẻ thẩm định viên về giá; chứng chỉ định giá tối thiểu hạng III trở lên; chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu… “Lạm phát chứng nhận, chứng chỉ thể hiện rõ nhất tại gói thầu này”, một nhà thầu khẳng định.
+ Rút ra được bài học gì ?
Đối với các CĐT, BMT: cần đặc biệt lưu ý trong việc đưa ra các tiêu chí về chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn, nghiệp vụ, bằng cấp trong HSMT, không tùy tiện đưa ra các tiêu chí, yêu cầu mà mình muốn, hoặc mình cho là cần thiết mà bắt buộc và trước hết phải dựa vào quy định chuyên ngành để đưa ra các tiêu chí, yêu cầu, đồng thời phải phù hợp với quy mô, tính chất của gói thầu; luôn nghĩ đến liệu các tiêu chí này đã chuẩn đúng theo quy định chuyên ngành hay chưa ? có làm hạn chế nhà thầu hay không ? có tạo lợi thế cho 1 hoặc 1 vài nhà thầu nào đó gây ra cạnh tranh không công bằng hay không ? và luôn nghĩ trong đầu khi xây dựng HSMT là quy định như thế này có thu hút được lượng lớn các nhà thầu tham gia hay không ? có như vậy mới tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu, nâng cao hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tối đa ngân sách; luôn suy nghĩ HSMT phát hành ra phải đảm bảo thật chặt chẽ, đúng quy định để không xảy ra tình huống phải giải quyết kiến nghị, khiếu nại phức tạp nào dẫn đến mất nhiều thời gian, tâm sức và làm chậm tiến độ gói thầu, dự án…
Đối với các Nhà thầu: cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng HSMT, nếu có tiêu chí, yếu tố có khả năng gây bất lợi cho mình, không đảm bảo tính cạnh tranh công bằng hoặc thậm chí không phù hợp quy định thì có thể yêu cầu CĐT, BMT làm rõ, kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi,…Tuy nhiên cũng nên chú ý không lạm dụng quá việc này một cách không hợp lý chỉ vì động cơ không tích cực nào đó mà làm cản trở quá trình, tiến độ triển khai đấu thầu của CĐT, BMT.
+ Link tham khảo: https://baodauthau.vn/ho-so-moi-thau-lam-phat-chung-nhan-chung-chi-post137068.html
Kết luận chung:
– Khi mà đấu thầu qua mạng ngày càng trở lên phổ biến và tiến tới 1 vài năm nữa 100% gói thầu bất kể quy mô, tính chất như thế nào đều phải đấu thầu qua mạng, thì đồng nghĩa với việc sân chơi này ngày càng “đông vui”, bất kể nhà thầu nào cũng đều có thể tham gia, bất kể nhà thầu nào cũng đều có quyền yêu cầu làm rõ, kiến nghị, khởi kiện tới Chủ đầu tư, bên mời thầu, người có thẩm quyền đối với các nội dung trong HSMT, kết quả đấu thầu. Do đó, đòi hỏi từng Chủ đầu tư, bên mời thầu phải thật thận trọng, kỹ lưỡng, chuyên nghiệp, trách nhiệm, luôn hướng tới sự công bằng, hiệu quả kinh tế khi phát hành HSMT; các nhà thầu cũng phải nắm chắc kiến thức đấu thầu, sẵn sàng nêu lên tiếng nói để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình…nhưng cũng phải đảm bảo có cơ sở, hợp lý và không vì động cơ mục đích tiêu cực (ganh ghét, đố kỵ,…) làm cản trở tiến trình đấu thầu của CĐT, BMT…
– Đừng hời hợt, qua loa, đại khái hoặc cố tình làm sai quy định… mà dẫn đến phải xử lý các yêu cầu làm rõ, kiến nghị, khiếu kiện, để đến khi mọi thứ đã muộn thì khi đó sẽ rước phiền phức vào mình, sẽ mất nhiều thời gian, tâm sức để giải quyết, khi đó hồ sơ sẽ dễ bị coi là có vấn đề và đương nhiên sẽ bị các cơ quan chức năng soi nhiều hơn, kỹ hơn, mệt hơn…!
Tham khảo thêm các bài viết liên quan khác dưới đây:
– Khi nào nhà thầu yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu ?
Lời khuyên hữu ích khác:
– Nhấn “like” và tham gia “theo dõi” fanpage theo đường link sau trên facebook để được thông báo cập nhật ngay lập tức các bài viết chia sẻ mới nhất: https://www.facebook.com/profile.php?id=100090478479853
– Nhấn tham gia nhóm “Đấu thầu mua sắm” trên facebook theo đường link sau để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc, trao đổi, thảo luận các vấn đề mong muốn một cách kịp thời nhất: https://www.facebook.com/groups/559578899463767
Dauthaumuasam.vn
Pingback: Mẫu thuyết minh kế hoạch triển khai, giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp dịch vụ - Dauthaumuasam.vn
Pingback: Các lỗi, sai lầm đáng tiếc của Hồ sơ dự thầu khiến nhà thầu bị trượt thầu - Dauthaumuasam.vn
Pingback: Mẫu thuyết minh kế hoạch triển khai, giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp hàng hóa - Dauthaumuasam.vn
Pingback: Mẫu thuyết minh kế hoạch triển khai, giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công xây dựng công trình - Dauthaumuasam.vn
Pingback: Hướng dẫn nhà thầu mới, tiếp cận, nắm bắt nhanh các vấn đề có liên quan để có thể tham gia được đấu thầu qua mạng một cách bài bản, chuyên nghiệp - Dauthaumuasam.vn