So sánh điểm mới khác biệt, điều chỉnh sửa đổi giữa Luật Đấu thầu mới 2023 (Luật số 22/2023/QH15) và Luật Đấu thầu cũ 2013 (Luật số 43/2013/QH13)

Luật Đấu thầu mới 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2024, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần, đối tượng hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu, mua sắm nắm bắt nhanh, đầy đủ, chi tiết các điểm mới khác biệt, điều chỉnh sửa đổi so với Luật Đấu thầu năm 2013 (cách đây chục năm), Dauthaumuasam.vn đã nghiên cứu, rà soát, tổng hợp, biên soạn Bảng so sánh các điểm khác biệt, điều chỉnh sửa đổi giữa Luật Đấu thầu mới 2023 (Luật số 22/2023/QH15) và Luật Đấu thầu cũ 2013 (Luật số 43/2013/QH13), chi tiết bảng so sánh xem dưới đây: 

Bảng so sánh điểm mới khác biệt, điều chỉnh sửa đổi của Luật Đấu thầu 2023 so với Luật Đấu thầu 2013:

Chú thích:

– Nội dung chữ màu xanh: Là các nội dung bổ sung mới của Luật Đấu thầu 2023 so với Luật cũ 2013.

– Nội dung chữ màu đỏ: Là các nội dung điều chỉnh, thay đổi của Luật Đấu thầu 2023 so với Luật cũ 2013.

CHƯƠNG I: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG:

TT Nội dung so sánh Luật Đấu thầu mới 2023 (Luật số 22/2023/QH15) Luật Đấu thầu cũ 2013 (Luật 43/2013/QH13)
1.              Quy định về “Nhà thầu phụ” Luật mới đã bổ sung và điều chỉnh khái niệm nhà thầu phụ chi tiết hơn so với Luật 43 cũ tại khoản 27, điều 4:

Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để tham gia thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợp.

Luật cũ quy định: Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính.
2.              Quy định về “Dịch vụ tư vấn” Luật mới đã bỏ “Đào tạo, chuyển giao công nghệ” trong dịch vụ tư vấn so với Luật 43 cũ, cụ thể quy định tại khoản 4, điều 4. Cụ thể:

“4. Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động dịch vụ bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế – kỹ thuật, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; tư vấn đấu thầu; tư vấn thẩm tra, thẩm định; tư vấn giám sát; tư vấn quản lý dự án; tư vấn thu xếp tài chính; kiểm toán và các dịch vụ tư vấn khác”.

Luật cũ quy định:

“8. Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác”.

3.              Quy định về “Hàng hóa” Luật mới đã bổ sung mới thêm nhiều đối tượng thuộc hàng hóa, như: sản phẩm; phương tiện; hóa chất, thiết bị y tế; phần mềm thương mại, cụ thể quy định tại khoản 17, điều 4.

“17. Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; sản phẩm; phương tiện; hàng tiêu dùng; thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế; phần mềm thương mại.

Luật cũ không có, cụ thể:

“25. Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế”.

4.              Quy định về “Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư Luật mới đã bổ sung thêm điều kiện tư cách hợp lệ vào điểm g, khoản 1, điều 5: Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật cũ không có
5.              Luật mới đã bổ sung thêm đối tượng Nhà thầu là hộ kinh doanh tại khoản 2, điều 5:

2. Nhà thầu là hộ kinh doanh có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Không đang trong quá trình chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; chủ hộ kinh doanh không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm d, đ, e và h khoản 1 Điều này

Luật cũ không có
6.              Quy định “Thông tin về đấu thầu” Luật mới bổ sung thêm một số nội dung mới về thông tin lựa chọn nhà thầu tại điều 7: Thông tin về dự án, …; Thông tin chủ yếu về hợp đồng; Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu; Đồng thời lược bỏ bớt một số nội dung so với Luật 43 cũ như: Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu; Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu. Cụ thể:

1. Thông tin về lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a) Thông tin về dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

c) Thông báo mời thầu;

d) Danh sách ngắn;

đ) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);

e) Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;

g) Kết quả lựa chọn nhà thầu;

h) Thông tin chủ yếu về hợp đồng;

i) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

k) Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu;

l) Thông tin khác có liên quan.

Luật cũ quy định:

1. Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

c) Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;

d) Danh sách ngắn;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

e) Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;

g) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

h) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;

i) Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất;

k) Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;

l) Thông tin khác có liên quan.

7.              Quy định về “Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu” Luật mới đã bổ sung thêm mới nội dung quy định về “cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu” tại điều 8, trong đó đánh chú ý là thời hạn đăng tải đã giảm xuống từ 7 ngày làm việc còn 5 ngày làm việc:

Điều 8. Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu

1. Trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:

a) Chủ đầu tư có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm a, g, h, i và k khoản 1 Điều 7 của Luật này;

b) Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 7 của Luật này. Đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, bên mời thầu phải đăng tải các thông tin quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 7 của Luật này bằng tiếng Việt và tiếng Anh; đối với thông tin quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 của Luật này, bên mời thầu đăng tải bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh;

c) Nhà thầu có trách nhiệm cập nhật, đăng tải thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà thầu, trong đó bao gồm thông tin quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật này.

2. Trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư được quy định như sau:

a) Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm a, b và e khoản 2 Điều 7 của Luật này;

b) Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 7 của Luật này. Đối với dự án đầu tư kinh doanh được tổ chức đấu thầu quốc tế, bên mời thầu phải đăng tải các thông tin này bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

3. Tổ chức, cá nhân cung cấp, đăng tải thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và tính thống nhất giữa tài liệu đăng tải với tài liệu đã được phê duyệt.

4. Thông tin quy định tại các điểm a, d, g, h và i khoản 1 và các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều 7 của Luật này phải được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được ban hành hoặc hợp đồng có hiệu lực

Luật cũ không có điều này mà được quy định trong Nghị định hướng dẫn số 63.
8.              Quy định về “Xử lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư Luật mới đã bổ sung thêm mới nội dung quy định về Xử lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư” tại điều 9, trong đó đáng chú ý là một số mốc thời gian lưu trữ được kéo dài hơn so với quy định trong ND63 hướng dẫn Luật 43 cũ (chẳng hạn từ 1; 3 năm sang 5 năm…):

Điều 9. Xử lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

1. Hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu theo thời hạn sau đây:

a) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;

b) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: được thực hiện khi hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà thầu không được lựa chọn hoặc khi đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà đầu tư không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật được trả lại nguyên trạng cho nhà đầu tư khi hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư không được lựa chọn hoặc khi đăng tải kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

3. Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà nhà thầu, nhà đầu tư không nhận lại hồ sơ đề xuất về tài chính của mình thì bên mời thầu xem xét, quyết định việc hủy hồ sơ nhưng phải bảo đảm thông tin không bị tiết lộ.

4. Trường hợp hủy thầu, hồ sơ liên quan được lưu trữ trong thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định hủy thầu được ban hành.

5. Hồ sơ quyết toán, hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan đến nhà thầu trúng thầu của gói thầu được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

6. Toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được lưu trữ trong thời hạn tối thiểu là 05 năm kể từ ngày quyết toán hợp đồng hoặc ngày chấm dứt hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh, trừ hồ sơ quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều này.

Luật cũ không có điều này mà được quy định trong Nghị định hướng dẫn số 63.
9.              Quy định về “Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư” Luật mới đã bổ sung mới thêm 1 số đối tượng được hưởng ưu đãi tập trung vào nhóm hàng hóa sản xuất trong nước (điểm a, c); sản xuất xanh (điểm b), doanh nghiệp siêu nhỏ (điểm e), doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (điểm g), khoản 1, điều 10 so với Luật 43 cũ:

1. Đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a) Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam;

b) Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu;

d) Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu;

đ) Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế;

e) Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

g) Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật;

Luật cũ quy định:

2. Đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu quốc tế để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp bao gồm:

a) Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh;

b) Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.

3. Đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp bao gồm:

a) Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là nữ giới;

b) Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật;

c) Nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ.

10.           Quy định đối với đấu thầu quốc tế Luật mới đã bổ sung thêm trường hợp quy định đấu thầu quốc tế đối với gói thầu tư vấn tại điểm c, khoản 1, điều 11 và cập nhật bổ sung thêm nội dung “hoặc gói thầu được sơ tuyển, mời quan tâm hoặc đấu thầu rộng rãi trong nước trước đó nhưng không có nhà thầu tham gia “ đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp tại điểm b, khoản 1, điều 11, cụ thể:

Điều 11. Đấu thầu quốc tế

1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay;

b) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu hoặc gói thầu được sơ tuyển, mời quan tâm hoặc đấu thầu rộng rãi trong nước trước đó nhưng không có nhà thầu tham gia;

c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn mà người có thẩm quyền xét thấy cần có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài để nâng cao chất lượng của gói thầu, dự án; người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về quyết định tổ chức đấu thầu quốc tế;

d) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng một trong các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế.

Luật cũ quy định:

Điều 15. Đấu thầu quốc tế

1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế;

b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế;

c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.

11.           Quy định về Bảo đảm dự thầu Luật mới đã điều chỉnh, bổ sung quy định về biện pháp bảo đảm dự thầu tại khoản 1, điều 14: Bỏ biện pháp ký quỹ, thay vào đó bổ sung thêm biện pháp “Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ”, cụ thể:

Điều 14. Bảo đảm dự thầu

1. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện một trong các biện pháp sau đây để bảo đảm trách nhiệm dự thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu:

a) Đặt cọc;

b) Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

c) Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

Luật cũ quy định biện pháp bảo đảm dự thầu vào khái niệm tại khoản 1, điều 4, mục diễn giải từ ngữ, trong đó quy định có biện pháp ký quỹ, nhưng không có biện pháp “Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ”. Cụ thể:

“1. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Về mức giá trị bảo đảm dự thầu đối với lựa chọn nhà thầu, Luật mới đã điều chỉnh, bổ sung quy định chi tiết hơn mức giá trị bảo đảm dự thầu tại khoản 4, điều 14 như sau:

4. Căn cứ quy mô và tính chất của từng dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu cụ thể, mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu được quy định như sau:

a) Từ 1% đến 1,5% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng;

b) Từ 1,5% đến 3% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

Luật cũ quy định 1 dải từ 1-3% (còn chẻ chi tiết theo quy mô thì đc quy định tại NĐ63):

3. Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như sau:

a) Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

Về thời gian hoàn trả/giải tỏa bảo đảm dự thầu, Luật mới đã điều chỉnh giảm thời gian hoàn trả/giải tỏa đối với trường hợp không được lựa chọn xuống còn không quá 14 ngày thay vì không quá 20 ngày với Luật 43 cũ; đối với trường hợp được lựa chọn thì hoàn trả/giải tỏa khi hợp đồng có hiệu lực thay vì sau khi đã thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tại Luật 43 cũ, cụ thể:   

8. Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu nhưng không quá 14 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa khi hợp đồng có hiệu lực.

Luật cũ quy định tương ứng không quá 20 ngày và sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Về quy định không hoàn trả bảo đảm dự thầu: Luật mới đã bổ sung thêm một số trường hợp như từ chối thực hiện công việc đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu (điểm a, khoản 9, điều 14) và không tiến hành thương thảo hợp đồng (điểm d khoản 9, điều 14); điều chỉnh sửa đổi điểm đ, e, g, h, khoản 9, điều 14 theo hướng tách riêng việc hoàn thiện hợp đồng và ký hợp đồng ra; đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế, giúp thuận tiện hơn khi triển khai thực hiện, cụ thể:

9. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

a) Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu hoặc có văn bản từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối thương thảo hợp đồng (nếu có) trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với đấu thầu trong nước và 10 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo mời thương thảo hợp đồng hoặc đã thương thảo hợp đồng nhưng từ chối hoàn thiện, ký kết biên bản thương thảo hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

đ) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng, thoả thuận khung trong thời hạn 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

e) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng, thoả thuận khung trong thời hạn 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, thoả thuận khung, trừ trường hợp bất khả kháng;

g) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

h) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng trong thời hạn 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

– Nội dung màu xanh nghiêng đậm tại điểm a, d, khoản 9, điều 14 Luật mới: Luật cũ không có.

– Nội dung tại điểm đ, e, g, h, khoản 9, điều 14 Luật mới: Luật cũ quy định tại khoản 8, điều 11 như sau:

d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

đ) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Luật mới bổ sung mới quy định về việc quản lý, sử dụng khoản thu từ bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả tại khoản 10, điều 14, cụ thể:

10. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 9 Điều này, khoản 6 Điều 68 và khoản 4 Điều 75 của Luật này thì việc quản lý, sử dụng khoản thu từ bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả được thực hiện như sau:

a) Đối với các dự án, gói thầu có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khoản thu này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

b) Đối với các dự án, gói thầu không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án đầu tư kinh doanh, khoản thu này được sử dụng theo quy chế tài chính của chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền;

c) Trường hợp bên mời thầu là đơn vị tư vấn đấu thầu do chủ đầu tư lựa chọn thì khoản thu này phải nộp lại cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư quản lý, sử dụng khoản thu này theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Luật cũ không quy định.
12.           ………….  …………… …………
13.            
14.            
15.            

(Ghi chú: Chữ màu xanh trong bảng trên là nội dung được bổ sung mới; màu đỏ là điều chỉnh, sửa đổi).

Bảng trên là một số ví dụ, trích dẫn cơ bản, chi tiết bản full đầy đủ nội dung so sánh, tổng hợp xem và tải tại đường link dưới đây:

Nội dung này đã bị khóa !

Bạn cần đăng nhập bằng tài khoản thích hợp để mở khóa nội dung.

(Nếu tại khu vực đường link trên xuất hiện thông báo “Nội dung này đã bị khóa” có nghĩa là bạn chưa có Tài khoản thích hợp (VIP2) để xem và tải được nội dung này, khi đó bạn cần phải nhấn vào “Register” ở phía dưới của ô thông báo trên hoặc kích vào ô “Đăng ký thành viên” ở góc trên bên phải trang web để đăng ký Tài khoản VIP2 -> sau khi được cấp và kích hoạt Tài khoản, bạn đăng nhập bằng tài khoản của mình để sử dụng các tiện ích, cũng như tải các tài liệu theo nhu cầu của mình,…).

Ngoài ra tham khảo thêm các bộ file mẫu hồ sơ thủ tục hoàn chỉnh cho từng hình thức lựa chọn nhà thầu và nhiều mẫu hồ sơ, tài liệu quan trọng khác đã tổng hợp, biên soạn, chuẩn hóa theo Luật Đấu thầu 22/2023/QH15, Nghị định 24/2024/NĐ-CP, Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT và Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT gồm: 

– Bảng quy trình thủ tục kèm bộ file mẫu hoàn chỉnh thủ tục triển khai gói thầu và khi nào thì áp dụng đấu thầu rộng rãi qua mạng, 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ: https://dauthaumuasam.vn/bang-quy-trinh-thu-tuc-va-bo-file-mau-trien-khai-goi-thau-dau-thau-rong-rai-qua-mang-1-giai-doan-2-tui-ho-so-theo-luat-dau-thau-so-22-2023-qh15/

– Bảng quy trình thủ tục kèm bộ file mẫu hoàn chỉnh thủ tục triển khai gói thầu và khi nào thì áp dụng đấu thầu rộng rãi qua mạng, 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ: https://dauthaumuasam.vn/bang-quy-trinh-thu-tuc-va-bo-file-mau-trien-khai-goi-thau-dau-thau-rong-rai-qua-mang-1-giai-doan-1-tui-ho-so-theo-luat-dau-thau-so-22-2023-qh15/

– Bảng quy trình thủ tục kèm bộ file mẫu hoàn chỉnh thủ tục triển khai gói thầu và khi nào thì áp dụng Chào hàng cạnh tranh qua mạng: https://dauthaumuasam.vn/quy-trinh-thu-tuc-va-bo-file-mau-trien-khai-goi-thau-chao-hang-canh-tranh-qua-mang-theo-luat-dau-thau-so-22-2023-qh15/

– Bảng quy trình thủ tục kèm bộ file mẫu hoàn chỉnh thủ tục triển khai gói thầu và khi nào thì áp dụng chỉ định thầu thông thường: https://dauthaumuasam.vn/bang-quy-trinh-thu-tuc-va-bo-file-mau-trien-khai-goi-thau-chi-dinh-thau-thong-thuong-theo-luat-dau-thau-so-22-2023-qh15/

– Bảng quy trình thủ tục kèm bộ file mẫu hoàn chỉnh thủ tục triển khai gói thầu chỉ định thầu rút gọn và khi nào thì áp dụng chỉ định thầu rút gọn: https://dauthaumuasam.vn/chi-tiet-trinh-tu-thu-tuc-va-cac-mau-trien-khai-goi-thau-chi-dinh-thau-rut-gon-theo-luat-dau-thau-so-22/

– Bảng quy trình thủ tục và bộ hoàn chỉnh thủ tục triển khai gói thầu có giá trị <=50 triệu đồng: https://dauthaumuasam.vn/chi-tiet-trinh-tu-thu-tuc-va-bo-file-mau-trien-khai-goi-thau-chi-dinh-thau-co-gia-tri-%e2%89%a4-50-trieu-dong-theo-luat-dau-thau-so-22/

– Bộ mẫu thủ tục trình, quyết định thành lập Tổ chuyên gia, Tổ thẩm định, Bản phân công nhiệm vụ, quy chế hoạt động của Tổ, thủ tục mở thầu trong trường hợp chỉ có 01 hoặc 02 nhà thầu tham dự: https://dauthaumuasam.vn/bo-mau-thu-tuc-trinh-thanh-lap-to-chuyen-gia-dau-thau-to-tham-dinh-theo-luat-dau-thau-22-2023-qh15/

– Bộ mẫu thuyết minh kế hoạch, giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa theo TT06: https://dauthaumuasam.vn/mau-thuyet-minh-ke-hoach-trien-khai-giai-phap-ky-thuat-bien-phap-to-chuc-cung-cap-hang-hoa/

– Bộ mẫu thuyết minh kế hoạch, giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp dịch vụ theo TT06: https://dauthaumuasam.vn/mau-thuyet-minh-ke-hoach-trien-khai-giai-phap-ky-thuat-bien-phap-to-chuc-cung-cap-dich-vu/

– Bộ mẫu thuyết minh kế hoạch, giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công xây dựng theo TT06: https://dauthaumuasam.vn/mau-thuyet-minh-ke-hoach-trien-khai-giai-phap-ky-thuat-bien-phap-to-chuc-thi-cong-xay-dung-cong-trinh/

-………và nhiều bộ mẫu tài liệu quan trọng, hữu ích khác xem tại chuyên mục “thư viện tài liệu, biểu mẫu”: https://dauthaumuasam.vn/thu-vien-tai-lieu-bieu-mau/

Dauthaumuasam.vn




 

15 thoughts on “So sánh điểm mới khác biệt, điều chỉnh sửa đổi giữa Luật Đấu thầu mới 2023 (Luật số 22/2023/QH15) và Luật Đấu thầu cũ 2013 (Luật số 43/2013/QH13)

    • admin says:

      Bạn xem hướng dẫn trao đổi đối với câu hỏi tương tự ở comment trên nhe, có gì khó khăn chưa rõ thì alo trực tiếp cho mình (0968186979).

  1. Pingback: Danh mục các mẫu biểu hồ sơ, thủ tục sử dụng trong hoạt động đấu thầu, mua sắm dành cho các Chủ đầu tư, Bên mời thầu và Nhà thầu - Dauthaumuasam.vn

    • admin says:

      Cám ơn bạn, Vip2 là gói full toàn bộ tính năng, tiện ích & tối ưu thời gian sử dụng, là gói tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại. Chi tiết các bước đăng ký xem mục “Hướng dẫn đăng ký” ở góc trên bên phải trang web.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!